Tìm kiếm sản phẩm: Tìm nâng cao
Phí vận chuyển Tỷ giá
 
Hãng vận chuyển
Nặng khoảng
gram
Khoảng cách
Từ
Đến
Nhập vào đầy đủ các thông tin yêu cầu và bấm vào "Tính phí" để xem giá thành vận chuyển
Giá:
0

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 12.713.383
Số người đang xem:  33

Sự rút lui của Big C và vào cuộc của Aeon: Ẩn số thị trường bán lẻ Việt

Đăng ngày: 26/12/2015 08:50
Sự rút lui của Big C và vào cuộc của Aeon: Ẩn số thị trường bán lẻ Việt
Hiện diện ở thị trường VN 17 năm với thương hiệu Big C, và trở thành nhà bán lẻ lớn nhất trên thị trường, nhưng cuối cùng tập đoàn Casino Group – Pháp lại theo bước chân Metro với lý do đây không phải là thị trường chính. Trái ngược, tập đoàn bán lẻ Aeon – Nhật Bản lại đang quyết tâm mở rộng mạng lưới bán lẻ tại VN. Vậy thị trường bán lẻ của VN có thật sự hấp dẫn?

Báo cáo nghiên cứu của Nielsen chỉ ra rằng đa số người tiêu dùng ở VN lại thường lựa chọn mua hàng ở những địa điểm gần và thuận tiện trong khi chuỗi Big C thường nằm ở vùng ven.

Tập đoàn bán lẻ Casino Group đã bất ngờ thông báo sẽ bán các bất động sản tại Thái Lan và Colombia và bán các tài sản không quan trọng khác nhằm huy động vốn để trả khoản nợ 2 tỷ euro.

Big C thoái lui vì… “thị trường nhỏ bé”?

“Việc bán các tài sản không quan trọng bao gồm cả dự án bán hết các hoạt động của tập đoàn ở VN”, Casino Group nhấn mạnh trong bản thông báo. Như vậy, cũng có nghĩa rằng toàn bộ chuỗi siêu thị bán lẻ Big C mà Casino Group dày công gây dựng trong suốt bao năm qua ở VN sẽ được chuyển nhượng cho một đối tác khác. Đồng thời tập đoàn này cũng sẽ không còn bất cứ mối liên hệ về kinh doanh nào tại thị trường vốn luôn được đánh giá là có tiềm năng về bán lẻ này. Vào thị trường VN từ năm 1998, Big C đã trở thành một trong những chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại, Big C có khoảng 32 siêu thị trên toàn quốc, 10 cửa hàng tiện lợi tại TP HCM.

Báo cáo tài chính của Tập đoàn Casino Group nửa đầu năm nay cho thấy doanh thu từ thị trường VN đạt 312 triệu euro, khoảng 7.644 tỷ đồng. Dù mức tăng trưởng của doanh thu là 26,4% so với nửa đầu năm 2014, nhưng con số trên là quá nhỏ bé so với con số 1,8 tỷ euro tại thị trường Thái Lan. Hay chỉ riêng thương hiệu thực phẩm GAP của Casino Group tại thị trường Brazil đã đạt doanh số 8,3 tỷ euro trong cùng thời điểm.

Thực tế thì số doanh thu của Big C tại thị trường VN cũng chả thấm vào đâu so với sức tiêu thụ của thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của VN trong 6 tháng đầu năm đạt áo của Tổng Cục Thống kê 1.572,1 nghìn tỷ đồng, theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê.

Vậy với thị trường đầy tiềm năng như vậy, tại sao Casino Group hay trước đó là tập đoàn Metro của Đức lại muốn rút khỏi thị trường VN, và cho rằng đây không phải là thị trường chính? Lý do là bởi vì những gã bán lẻ khổng lồ đó chưa vượt qua được trở ngại mà các chợ truyền thống đặt ra và cả thói quen tiêu dùng của người VN tại các cửa hàng tạp hóa. Trong báo cáo mới được công bố hồi tháng 10 vừa qua của Cty nghiên cứu thị trường toàn cầu Nielsen, bà Connie Cheng, Giám đốc cấp cao bộ phận Giải pháp Nghiên Cứu Người Mua Hàng của Nielsen khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương, cho biết kênh thương mại truyền thống chiếm đến 70% doanh số bán lẻ tại các thị trường này, bao gồm cả VN.

Tuy nhiên, việc khi nào Casino Group mới bán được các tài sản ở VN và rút ra khỏi thị trường này sẽ cần thời gian trả lời, bởi một năm sau khi tuyên bố rút khỏi VN, đến bây giờ Metro cũng vẫn chưa bán được tài sản cho đối tác nào.

Aeon lại kỳ vọng vào VN

Trong khi cả Casino Group và Metro đều không còn cảm thấy mặn mà gì với thị trường VN, tập đoàn bán lẻ như Aeon lại muốn nhảy vào. Dù là “kẻ đến sau” chậm chạp so với Casino Group và Metro, nhưng Aeon lại đặt một tham vọng khá lớn, đầu tư một chuỗi khoảng 20 siêu thị ở khắp cả nước trong thời gian ngắn. Bộ phận lãnh đạo Aeon tại VN thậm chí còn đề nghị tập đoàn mẹ coi VN là trung tâm của Aeon tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là liệu Aeon có rơi vào tình trạng “cả thèm chóng chán” như Casino Group và Metro?

Một trong những điểm yếu của chuỗi siêu thị Big C và Metro Cash & Carry tại VN là nằm xa trung tâm thành phố và ở vị trí bất tiện đi lại cho nhiều người tiêu dùng. Điều đó khiến những siêu thị này chỉ đông khách vào những ngày cuối tuần, nhưng lại vắng khách vào những ngày thường. Trong khi đó, báo cáo nghiên cứu của Nielsen chỉ ra rằng đa số người tiêu dùng ở VN lại thường lựa chọn mua hàng ở những địa điểm gần và thuận tiện.

Thực tế, do khó khăn về vấn đề tìm kiếm địa điểm rộng tại trung tâm thành phố, nên hầu hết các hãng bán lẻ đều phải chọn những địa điểm xa trung tâm mới có thể xây dựng được những siêu thị và trung tâm thương mại lớn. Ngay cả Aeon cũng không là ngoại lệ, tất cả các siêu thị và trung tâm thương mại của hãng bán lẻ Nhật Bản này đều nằm ven đô. Nhưng có lẽ Aeon đã rút ra được bài học kinh nghiệm từ những người đi trước. Cách đây đúng một năm, Aeon đã tuyên bố mua cổ phần của hai thương hiệu bán lẻ VN là Citimart và Fivimart. Cả hai đều là những thương hiệu bán lẻ lớn nhất ở miền nam và miền bắc. Nhưng khác với những siêu thị như Big C và Aeon, Citimart và Fivimart có quy mô nhỏ hơn và hầu hết nằm trong các khu trung tâm thành phố. Ông Yukio Konishi, Chủ tịch kiêm TGĐ Aeon Mall Việt Nam khẳng định, việc mua Citimart và Fivimart là bước đi chiến lược của Aeon tại VN, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tập đoàn. “Người dân chỉ đến những trung tâm thương mại, siêu thị lớn vào cuối tuần với những khoản mua sắm chính và giải trí. Việc mua sắm thường ngày sẽ được thực hiện ở những cửa hàng hay siêu thị nhỏ gần nhà. Chúng tôi mua Citimart và Fivimart là vì muốn bao phủ hết toàn thị trường”, ông Yukio nói.

Vẫn còn quá sớm để nói về tương lai của Aeon tại VN, nhưng rõ ràng hãng bán lẻ này cũng đã có sự điều chỉnh chiến lược sau sự nản chí của hai người khổng lồ đi trước là Casino Group và Metro.

Cơ hội của DN nội

Cách đi len lỏi vào ngóc ngách thị trường của Aeon cũng có thể được coi là hướng đi cho các nhà bán lẻ trong nước phát triển. Trong những năm qua, tỷ lệ thuận với sự mở rộng của các hãng bán lẻ ngoại lại là sự teo tóp dần của các thương hiệu nội. Các thương hiệu lớn như Sơn Hà hay Trung Nguyên cũng đã phải tuyên bố rút khỏi thị trường bán lẻ. Nhiều ý kiến cho rằng các nhà bán lẻ trong nước mất dần thị phần vào các đối thủ nước ngoài do tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý kém hơn. Nhưng sự kiện Aeon phải mua cổ phần của cả Citimart và Fivimart để mở rộng thị phần cho thấy lợi thế của các hãng bán lẻ nội, đó là vị trí nằm trong các khu trung tâm thu hút số đông người tiêu dùng.

Ông Yukio cho rằng thị trường bán lẻ VN có tiềm năng lớn, nhưng nếu không có kỹ năng quản lý tốt thì dù có nằm ở vị trí thuận lợi cũng không thu hút được người tiêu dùng. Như vậy, nếu nâng cao được kỹ năng quản lý, cơ hội cạnh tranh vẫn còn rất lớn đối với những thương hiệu bán lẻ nội địa dù quy mô có nhỏ hơn.

Trong trường hợp này, Vingroup – với thương hiệu Vinmart – đang nổi lên như là một đối trọng lớn với các thương hiệu bán lẻ đến từ nước ngoài. Sauk hi thâu tóm thành công chuỗi bán lẻ Ocean Mart và Vinatex Mart, gần đây nhất Vingroup đã tuyên bố mua lại chuỗi siêu thị Maximark tại khu vực phía nam. Ocean Mart, Vinatex Mart hay cả Maximark không phải là những thương hiệu bán lẻ mạnh trên thị trường, nhưng cái mà Vingroup nhắm đến sẽ là những vị trí có sẵn của các chuỗi siêu thị này. Cũng giống như Aeon, nhắm vào cả hai phân khúc trung tâm thương mại lớn và chuỗi siêu thị nhỏ đang là chiến lược bao phủ toàn bộ thị trường của Vingroup.

Ngọc Linh
Theo DDDN

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Tin cùng loại cũ hơn