Tìm kiếm sản phẩm: Tìm nâng cao
Phí vận chuyển Tỷ giá
 
Hãng vận chuyển
Nặng khoảng
gram
Khoảng cách
Từ
Đến
Nhập vào đầy đủ các thông tin yêu cầu và bấm vào "Tính phí" để xem giá thành vận chuyển
Giá:
0

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 12.714.285
Số người đang xem:  33

10 bài học dành cho nhà đầu tư từ sự kiện năm 1987

Đăng ngày: 06/11/2012 08:24
10 bài học dành cho nhà đầu tư từ sự kiện năm 1987
MarketWatch đã tham khảo ý kiến của 1 số nhà quản lý tiền tệ về những bài học có thể được rút ra từ sự kiện “ngày thứ 2 đen tối” - 19/10/1987
Cách đây 25 năm, chỉ số Dow Jones sụt giảm gần 23% và đây vẫn là mức sụt giảm cao nhất trong 1 ngày. Mặc dù không đẩy nước Mỹ vào thời kỳ Đại suy thoái mới, sự kiện này mở màn cho 1 kỷ nguyên mới đối với các nhà đầu tư: kỷ nguyên TTCK biến động rất mạnh. 
 
Và, bất chấp những biện pháp kiếm soát chặt chẽ, thị trường vẫn không thể tránh khỏi những đợt sụp đổ tiếp theo, điển hình là vào ngày 6/5/2010. 
 
TTCK Mỹ đang ở sát mức đỉnh đạt được 5 năm trước – trước khi khủng hoảng nhà đất và khủng hoảng tài chính “san bằng” tất cả. Tuy nhiên, quá trình lập đỉnh lại gặp phải chướng ngại rất lớn với nguy cơ thị trường biến động mạnh: cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới và nguy cơ vách đá tài khóa lên đến đỉnh điểm vào tháng 1 tới. 
 
Với những yếu tố trên, MarketWatch đã tham khảo ý kiến của 1 số nhà quản lý tiền tệ về những bài học có thể được rút ra từ sự kiện “ngày thứ 2 đen tối”. 
 
1. Hãy khách quan khi người khác dễ xúc động

Để có thể bình tĩnh khi phần lớn những người còn lại đang gặp phải những rắc rối lớn, nhà đầu tư cần phải có niềm tin vào chính sự lựa chọn của họ. Đây là nhận định của Peter Langerman, Chủ tịch kiêm CEO của chuỗi quỹ tương hỗ trực thuộc tập đoàn Franklin Templeton. 
 
Theo ông, thành công phụ thuộc vào việc có thể sống sót trong hoàn cảnh tồi tệ nhất hay không. Langerman cũng cho rằng hoàn cảnh hiện nay cũng không khác gì nhiều so với những gì đã diễn ra vào ngày 19/10/1987. 
 
“Một trong những thông điệp cơ bản nhất là không phải lúc nào bạn cũng đúng và mọi thứ đều có thể diễn biến theo chiều hướng sai lầm. Do đó, bạn phải tự tin vào danh mục đầu tư của mình và từ đó có thể miễn dịch với các thời điểm hỗn loạn”. Ông nói. 
 
2. Hãy giống như Buffett: Mua lúc người khác sợ hãi, bán lúc người khác tham lam 

Theo Charles Rotblut, phó Chủ tịch Hiệp hội nhà đầu tư cá nhân của nước Mỹ, trong khi năm 1987 được khắc ghi, thị trường sụp đổ là hiện tượng không hề hiếm hoi trong suốt lịch sử.
 
“Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể nhận ra là nếu như bạn “trung thành” với danh mục đầu tư trong dài hạn, bạn sẽ ổn”. Rotblut nói, bổ sung thêm rằng sau sự kiện năm 1987, các cổ phiếu có vốn hóa lớn đã tăng lần lượt 12% và 27% trong 2 năm sau đó. 
 
Theo ông, các nhà đầu tư coi thị trường sụp đổ là cơ hội mua vào có thể đạt được ưu thế tối đa khi thị trường phục hồi. 
 
3. Lên danh sách những cổ phiếu sẽ mua vào khi thị trường hoảng loạn

Đây là nhận định được Marty Leclerc, giám đốc công ty tư vấn Barrack Yard Advisors và cũng là người lãnh đạo 1 chi nhánh của Dean Witter cách đây 25 năm, đưa ra. 
 
Theo ông, nhà đầu tư cần lên danh sách những cổ phiếu họ muốn mua nếu như chúng không quá đắt. Cổ phiếu NIKE chính là ví dụ tiêu biểu cho lời khuyên này. Trong 2 phiên ngày 19 và 20/10/1987, cổ phiếu Nike đã giảm mạnh 26%, chỉ còn 94 cent. Cuối tháng 1/1988, cổ phiếu này phục hồi và có giờ đây lại đang có giá gần 100 USD. 
 
4. Cổ phiếu nào tăng giá quá nhanh sẽ lao dốc với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn 
 
Gary Shilling, chuyên gia kinh tế hiện đang giữ chức chủ tịch A. Gary Shilling & Co, nhận định bất cứ cổ phiếu nào tăng giá nhanh bất thường cũng sẽ thất bại trong tương lai. 
 
Biến động năm 1987 là 1 cú điều chỉnh lớn khi thị trường đã trải qua 6 tháng đầu năm tăng điểm liên tục. 
 
Giống như rất nhiều chuyên gia đã lưu ý trước đó, 1 trong những nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường sụp đổ là chiến lược “bảo hiểm danh mục” – chiến lược được thiết kế để hạn chế lỗ bằng cáh mua các hợp đồng chứng khoán tương lai nếu thị trường tăng điểm và bán nếu thị trường giảm điểm. 
 
Shilling giải thích, vấn đề là khi tất cả mọi người đều áp dụng chiến lược này, các hợp đồng không còn phản ánh được những yếu tố cơ bản. 
 
5. Không có điều gì là không thể xảy ra

Ted Aronson, người đã thành lập nên hãng đầu tư AJO, một nhà thống kê học đã nói với ông rằng vụ sụp đổ năm 1987 là sự kiện có độ lệch chuẩn lên tới 25 so với giá trị trung bình. Nói 1 cách khác, về mặt lý thuyết thì gần đây như là điều không thể xảy ra. 
 
Như vậy, vấn đề ở đây là không có điều gì là không thể xảy ra. 
 
Lời khuyên mà Aronson dành cho nhà đầu tư là họ không được để cho bản thân lạc  giữa những điều kỳ cục, cố gắng giảm chi phí và đa dạng hóa danh mục. 
 
6. Hãy bỏ qua những “tín hiệu gây nhiễu” hàng ngày

Theo Bob Pavlik, chiến lược gia trưởng tại quỹ Banyan Partners, bước điều chỉnh 10% của toàn thị trường là điều rất hiếm khi xảy ra và thường chỉ xảy ra 3 năm 1 lần. 
 
Pavlik, đã từng đảm nhiệm vị trí trợ lý quản lý danh mục đầu tư cho Laidlaw, Adams and Peck vào năm 1987, cho rằng các cổ đông đã không hề học được bài học nào từ quá khứ 25 năm về trước. Các nhà đầu tư vẫn hoảng loạn trước các bước điều chỉnh của thị trường và quên mất rằng họ chính là 1 phần nguyên nhân khiến sự việc thêm trầm trọng. 
 
7. Không rút lui vội vã

Sau sự kiện năm 1987, rất nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng thế giới tài chính đang đi đến hồi kết. Các nhà đầu tư nghe theo ý kiến này đã bỏ lỡ cơ hội. 
 
William Braman, CIO của Ballentine Partners khi đó đã tập trung vào danh mục đầu tư gồm các cổ phiếu có giá trị vốn hóa cao. Ông cho rằng nhà đầu tư nên tập trung vào dài hạn và tránh bị ảnh hưởng bởi nhiều thông tin gây nhiễu trong ngắn hạn. 
 
8. Không sử dụng lịch để cân bằng lại danh mục của bạn

Roy Diliberto, người đã thành lập nên RTD Financial Advisors vào năm 1983, cho rằng nếu như nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục hàng quý hoặc hàng năm, họ cần phải xem xét lại chiến lược này.
 
Diliberto cho rằng các phần mềm quản lý danh mục đầu tư sẽ cho phép nhà đầu tư cân bằng danh mục sao cho phù hợp với các sự kiện của thị trường. 
 
9. Hãy đánh cược với cái đầu của bạn
 
Yêu cầu ký quỹ (Margin calls) là thứ đã thổi bùng lên ngọn lửa vào tháng 10/1987. Và, mặc dù kể từ đó đến nay các yêu cầu về margin đã được áp dụng chặt chẽ hơn, các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn nên phòng tránh việc bị rơi vào trường hợp tương tự. 
 
Loại margin call duy nhất mà nhà đầu tư nên thận trọng là khi các quỹ đầu cơ bắt buộc phải bán tài sản giá rẻ để bảo vệ các khoản đầu tư của họ, gây áp lực khiến giá giảm và tạo nên những “món hời”. 
 
10. Nhà đầu tư ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro 

Năm 1987, bảo hiểm danh mục và chương trình giao dịch đã đe dọa đến những chức năng truyền thống của thị trường tài chính. Ngày nay, các phần mềm giao dịch khiến khối lượng tài sản khổng lồ được giao dịch chỉ trong vài micro giây (1/1.000.000 giây). 
 
Theo Jeff Applegate, CIO của Morgan Stanley Wealth Management, loại rủi ro này đã hủy hoại niềm yêu thích của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đối với cổ phiếu. 
 
Thêm vào đó, công nghệ ngày càng phát triển và giao dịch trực tuyến trở nên phổ biến khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng dễ bị tổn thương hơn. Tuy nhiên, do công nghệ cũng giúp nhà đầu tư dễ dàng giao dịch mà không cần đến những hướng dẫn truyền thống, họ cũng dễ bị kích động.
 
Thu Hương

Theo TTVN/Market Watch

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Tin cùng loại cũ hơn