Tìm kiếm sản phẩm: Tìm nâng cao
Phí vận chuyển Tỷ giá
 
Hãng vận chuyển
Nặng khoảng
gram
Khoảng cách
Từ
Đến
Nhập vào đầy đủ các thông tin yêu cầu và bấm vào "Tính phí" để xem giá thành vận chuyển
Giá:
0

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 12.714.945
Số người đang xem:  31

TỐT NGHIỆP RỒI THẤT NGHIỆP !

Đăng ngày: 30/03/2015 04:26
TỐT NGHIỆP RỒI THẤT NGHIỆP !
Có ngẫu nhiên không khi một bài thơ trào phúng mang tên “Thực trạng sinh viên ra trường” qua một đêm đã có gần 11,000 lượt like và 4000 lượt share và vô số bình luận khác nhau của cư dân mạng:

1/ Những con số thì không bao giờ biết nói dối.

- Năm 2013, 123.000 người có bằng cử nhân trở lên thất nghiệp
- Năm 2014, 162.000 người có bằng từ cử nhân trở lên thất nghiệp.

Con số này tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước và có xu hướng TĂNG trong những năm sắp tới.

Có ngẫu nhiên không khi một bài thơ trào phúng mang tên “Thực trạng sinh viên ra trường” qua một đêm đã có gần 11,000 lượt like và 4000 lượt share và vô số bình luận khác nhau của cư dân mạng:

“Đầu đường Xây dựng bơm xe 
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen 
Ngoại thương mời khách ăn kem 
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma 
Ngân hàng ngồi dập đô la 
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày 
Sư phạm trước tính làm thày 
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô. 
Điện lực chẳng dám bô bô, 
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao. 
Lập trình chả hiểu thế nào, 
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui...”

2/ Điều này làm dấy lên câu hỏi phải chăng vì bài thơ được ủng hộ rộng rãi vì nó phản ánh đúng thực trạng bi đát vì thất nghiệp

Thực tế cho thấy không ít sinh viên phải chấp nhận làm các công việc không liên quan gì đến ngành mình học, một số khác lại chấp nhận làm các công viêc phổ thông vì không xin được việc làm, chứ đừng nói là những công việc liên quan đến ngành mình học, hơn nữa là công việc phù hợp với sở thích cá nhân.

Như trường hợp của Hoàng Duy : Tốt nghiệp từ một trường đại học thuộc khối kinh tế danh giá nhưng Duy phải ngậm ngùi “thực tập không lương” lấy kinh nghiệm vì thị trường đóng băng, công ty nợ ngập đầu không còn khả năng trả lương cho nhân viên. Duy đang tính chuyện nghỉ việc vì không cầm cự được bao lâu nữa.

Bi đát hơn là Hiền, cô sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền Trung, những tưởng sau khi tốt nghiệp ĐH Ngân Hàng sẽ tìm được một công việc như ý nhưng mãi vẫn chưa xin được việc, hơn năm nay Hiền học thêm nghề làm tóc để trang trải cuộc sống qua ngày và phần nào phụ giúp gia đình… “em còn khoản nợ vay ngân hàng trong 4 năm ĐH không biết khi nào mới trả xong” Hiền bộc bạch.

Nhưng cùng lúc đó, một đứa bạn khác của Ad – Hương Thảo, lại đang làm ở một vị trí đáng mơ ước – Quản trị viên tập sự cho một trong những tập đoàn tiêu dùng nhanh lớn nhất Thế giới – Unilever. Và tuần trước, Hương Thảo vừa được tập đoàn cử đi tu nghiệp ở Singapore.

Duy, Hiền, Thảo đều mới ra trường, đều mới bước qua ngưỡng hai mươi chưa lâu. Trong khi một bạn thì đang ngụp lặn với những công việc không xứng với kỳ vọng, lương thấp, còn bạn khác thì đang bay cao trên con đường sự nghiệp của mình.

3/ Vậy nguyên nhân do đâu?

Do các trường đại học, cao đẳng còn xem nhẹ phần thực hành mà quá đặt nặng lý thuyết. Ngoài ra, còn do chương trình đào tạo ở các trường vẫn theo lối tư duy cũ, thiếu thực tế, cơ sở vật chất nghèo nàn…

Hay là, nhiều sinh viên ra trường chẳng viết nổi một CV cho ra hồn, trình bày sơ sài, cẩu thả, dùng ngôn ngữ chat, hơn nữa, sử dụng các email thiếu nghiêm túc như thongaytho@…; boyngocnghech@… ; cobexinhdep@… Hay còn là do, các bạn bạn bước vào phòng phỏng vấn lại không hiểu rõ công ty, vị trí ứng tuyển, và thiếu những sự chuẩn bị và nhận thức cần thiết.

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Tin cùng loại cũ hơn